Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Chúng ta cần chủ động phát hiện, điều trị bệnh sớm để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra. Một trong những cách chẩn đoán bệnh đó là dựa vào chỉ số đường huyết, vậy lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Để theo dõi và kịp thời phát hiện bệnh đái tháo đường, người ta thường sử dụng chỉ số đường huyết. Chúng còn được biết đến với tên gọi là glycemic index – một chỉ số đánh giá lượng đường trong máu của mỗi người. Thông thường người ta sử dụng mmol/L là đơn vị để kiểm tra nồng độ glucose trong máu.
Chỉ số đường huyết là gì?
Đặc điểm điển hình của chỉ số đường huyết đó là chúng thay đổi liên tục, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nồng độ glucose trong máu của mỗi người có thể thay đổi theo từng ngày. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ dao động trong một khoảng nhất định, đảm bảo sức khỏe duy trì ổn định giúp bạn không mắc bệnh tiểu đường.
Nếu như nồng độ glucose trong máu thường xuyên tăng cao hơn mức cho phép, khả năng cao bạn đang trong giai đoạn tiền tiểu đường, hoặc bạn đã chính thức mắc bệnh. Như vậy, việc theo dõi lượng đường trong máu là cực kỳ cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và có những phương án điều trị phù hợp nhất.
Một trong những vấn đề được mọi người quan tâm nhất đó là lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường? Để chẩn đoán chính xác chúng ta cần dựa vào chỉ số đường huyết của một người bình thường trong các trạng thái, ví dụ như khi đói, sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Nhiều người thắc mắc: lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Cụ thể, với một người trưởng thành và khỏe mạnh, lượng glucose máu vào lúc đói thường dao động trong khoảng 90 – 130 mg/dL hay 5,0 – 7,2 mmol/l. Trong khi đó, sau khi ăn no, người ta đo được chỉ số đường huyết sẽ nằm trong khoảng dưới 180mg/dL. Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho biết một người bình thường sẽ có chỉ số đường huyết từ 100 – 150 mg/dL hay 6,0 – 8,3 mmol/l trước khi đi ngủ. Đây là những con số rất quan trọng mà bạn nên biết để theo dõi xem tình trạng sức khỏe có ổn định hay không?
Với những người bị nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết đo được có thể như sau:
Glucose máu đo được khi đói lớn hơn hoặc bằng 7,0 mmol/l, lưu ý bệnh nhân thường được kiểm tra chỉ số đường huyết sau khi nhịn ăn ít nhất là 8 tiếng đồng hồ.
Glucose máu đo được sau khi ăn lớn hơn hoặc bằng 11,1 mmol/l, đây là chỉ số tương đối cao và mọi người không thể chủ quan
Glucose máu đo trong thời điểm bất kỳ lớn hơn hoặc bằng 11,1 mmol/l cũng là dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, bác sĩ còn đánh giá tiểu đường dựa theo chỉ số HbA1c. Cụ thể như sau:
Với người bình thường thì chỉ số này là 5,7% (tổng sống hemoglobin).
Với những người nằm ở giai đoạn tiền tiểu đường thì chỉ số nằm trong khoảng 5,7 – 6,4%.
Với bệnh nhân tiểu đường thì chỉ số này sẽ trên 6,5%.
Mọi người không chỉ thắc mắc lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường mà còn lo lắng khi glucose máu tăng cao thì chúng ta gặp phải những vấn đề sức khỏe nào? Không thể phủ nhận rằng, chỉ số đường huyết cao bất thường sẽ để lại những hệ lụy xấu đối với sức khỏe của chúng ta, bao gồm cả biến chứng cấp tính và mạn tính.
Lượng đường trong máu tăng cao để lại nhiều hệ lụy xấu đối với sức khỏe
Trong đó, những biến chứng cấp tính thường gặp nhất là tình trạng hôn mê tăng hoặc hạ đường huyết. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sức khỏe của bệnh nhân bị đe dọa nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, khi lượng đường trong máu tăng cao, chúng ta có nguy cơ đối mặt với các biến chứng mạn tính nguy hiểm, chúng thường xảy ra ở mạch máu lớn của não bộ hoặc một số mạch máu nhỏ ở mắt. Như vậy, mọi người không thể chủ quan trước bất cứ biến chứng nào, dù là cấp tính hay là mạn tính.
Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân. Chính vì thế mọi người nên nắm được lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường và chủ động tìm hiểu bí quyết kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả.
Trước tiên, để hạn chế sự phát triển của các triệu chứng tiền tiểu đường, mọi người cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, điều độ.
Đối với người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích họ nên hạn chế tối đa thực phẩm nhiều đường, chứa nhiều chất béo,… Cụ thể, bạn nên cố gắng ăn ít cơm, bún, đồ ăn ngọt hoặc các món chiên rán, dầu mỡ nhé! Đặc biệt, mọi người có thể bổ sung thực phẩm có tác dụng tăng cường chức năng tuyến tụy, góp phần ổn định đường huyết.
Bạn nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh
Việc duy trì thói quen rèn luyện thể dục, thể thao cũng rất cần thiết đối với những bạn đang có chỉ số đường huyết quá cao. Nhờ vậy, bạn có thể kiểm soát cân nặng tốt nhất, ngăn ngừa nguy cơ béo phì, thừa cân. Để xác định xem mình nên duy trì cân nặng là bao nhiêu, bạn nên tìm hiểu bảng quy đổi cân nặng chuẩn theo chiều cao nhé!
Để kiểm soát tốt nồng độ glucose máu hiệu quả nhất, chúng ta hãy thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết, theo dõi thật cẩn thận. Khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ, các bác sĩ sẽ lập tức đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Để kiểm soát bệnh tiểu đường bạn có thể sử dụng sản phẩm sữa tiểu đường thảo dược Manigo:https://anduocphuong.com/sua-tieu-duong-thao-duoc-mamigo-400g/
Bình Luận